Những nguyên tắc lát gạch nền khi thi công bạn nhất định phải biết

1. Những nguyên tắc lát gạch nền quan trọng nhất

1.1. Chọn gạch lát nền và vệ sinh gạch cẩn thận trước khi thi công

Khi lựa chọn gạch lát nền, cần lựa chọn gạch phù hợp với mục đích sử dụng, phù hợp về kích thước, màu sắc, họa tiết, gạch có chất lượng tốt. Kiểm tra gạch thật kỹ để tránh các lỗi cong vênh, nứt vỡ hay màu không đồng đều.

Sau đó lau chùi sạch sẽ bề mặt gạch lát nền và để khô ráo.

Xem thêm: Cách phân biệt gạch loại 1 và loại 2, 3

1.2. Tính toán khối lượng gạch lát nền chính xác 

Trước khi tiến hành thi công ốp lát gạch, bạn cần phải tính được khối lượng cần ốp lát, bước này đóng vai trò rất quan trọng. Việc tính toán này mang lại rất nhiều lợi ích cơ bản như sau:

  • Quản lý và kiểm soát được vật liệu đầu vào. Từ đó, tiết kiệm được chi phí xây dựng, tránh thất thoát.
  • Kiểm tra và đánh giá được sai lệch về khối lượng tường xây so với bản thiết kế. 
  • Giúp chủ đầu tư dự trù được vật liệu chính xác.
  • Là cơ sở để tính toán cân đối các vật liệu đưa vào lát gạch nền. 
  • Thúc đẩy tiến triển thi công đạt hiệu quả, đảm bảo thời gian hoàn thiện đúng như kế hoạch đề ra.
nguyên tắc lát gạch nền
Nguyên tắc đo đạc và lựa chọn gạch khi lát gạch nền

1.3. Làm sạch và đầm thật kỹ sàn bê tông

Trước khi cán cốt nền xi măng chắc chắn phải dùng máy laser bắn cốt vào các góc và các điểm trong cả căn phòng. sau đó đánh dấu các mốc bằng những vật dụng nổi bật, dễ nhìn.

Trộn xi măng, cát đen theo đúng tỷ lệ nhà sản xuất quy định để đảm bảo nền không bi bung bở. Đảm bảo sự cứng chắc. Lưu ý không được vung cát, vung xi hay xối nước ra cán nền sẽ làm cho chất lượng nền nhà sẽ vô cùng kém. Đã có nhiều công trình nền nhà bị bở, cát đi đằng cát, xi đi đằng xi do thi công sai kỹ thuật.

Vậy cần phải trộn xi cát theo tỷ lệ đúng quy định của nhà sản xuất, trộn đều, dẻo như vữa trát tường. Sau khi nền bê tông được làm sạch, tiến hành xối nước để làm sạch bẩn lần cuối, dải một lớp xi măng nguyên chất để tạo lớp kết dính giữa lớp nền cũ và nền xi măng mới.

Khi cán nền bê tông chuẩn bị cho công đoạn lát gạch nền, cần dùng thước dài cán cho thật phẳng, không để bất cứ điểm nào bị võng, thiếu hụt. Lưu ý không được cán vữa loãng quá, khi nền nhà có chỗ bị võng, thiếu vữa nhưng bị nước lấp đầy thành ra người thợ không thấy được chỉ đến khi khô mới nhận thấy vết lõm trên sàn nhà.

1.4. Khoảng cách và vệ sinh sau khi thi công gạch lát nền

– Khi thi công lát gạch nền, cần giữ viên gạch nằm ngang, nghiêng khoảng 30 độ và áp vào vị trí đã có keo, nhà sản xuất khuyến nghị chia các mạch giữa các viên gạch tối thiểu 2 mm để gạch có thể giãn nở hoặc xác định khoảng cách theo loại gạch.

– Khi thi công xong, cần phải vệ sinh, lau chùi ngay tránh để bẩn lên bề mặt gạch bằng các vải ẩm để lau sạch. Tuy nhiên, với những vết dày và “cứng đầu” hơn, bạn có thể sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng.

Xem thêm Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo dưỡng gạch sau thi công

Khoảng cách phù hợp giữa các viên gạch
Khoảng cách phù hợp giữa các viên gạch

1.5. Chú ý khi chà ron sau khi lát sàn

– Cần đợi 6-8 tiếng sau khi lát gạch nền để bề mặt gạch được chắc chắn.

– Che chắn nếu khu vực chà ron bị ánh nắng chiếu rọi trực tiếp vì nếu ánh nắng chiếu vào sinh ra nhiệt độ cao có thể làm giảm chất lượng keo.

– Nhà sản xuất khuyến nghị độ rộng tối thiểu cho đường mạch là 2 – 3mm để tránh bị rò rỉ hoặc tránh gạch bị nở sau khi thi công.

2. Hướng dẫn các bước trong nguyên tắc lát gạch nền

2.1. Bước 1: Tạo lớp nền cơ sở

– Đầu tiên nên dùng nước tio căng dây lấy cốt và tạo độ dốc để có lớp nền cơ sở tốt.

– Tiếp theo trộn keo dán gạch vào nước để ngấm dần với độ nhão vừa phải theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì. Với mỗi loại keo dán gạch sẽ có tỷ lệ pha trộn khác nhau, do vậy cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để pha trộn keo dán đạt chất lượng tốt nhất.

– Độ rộng tối thiểu cho các đường mạch của gạch là 2 – 3mm để tránh bị rò rỉ hoặc tránh gạch bị nở sau khi thi công. Sau đó sử dụng thước răng cưa gạt phẳng để tạo độ dốc.

Tạo lớp nền cơ sở khi lát gạch nền
Tạo lớp nền cơ sở khi lát gạch nền

2.2. Bước 2: Lát gạch nền

– Căng dây một đường thẳng bằng dây cước từ trái qua phải, từ trong ra ngoài.

– Đưa một lượng vừa đủ keo dán gạch  xuống nền để kết dính với gạch.

– Đặt viên gạch theo cùng chiều lên lớp keo vừa nãy. Sau đó dùng búa cao su gõ nhẹ hoặc máy ép gạch để gạch dính kết vào phần keo dán gạch phía dưới.

Kỹ thuật lát gạch
Kỹ thuật lát gạch

2.3. Bước 3: Trít mạch

– Đợi khoảng 3 – 4 tiếng sau khi lát gạch nền, tiến hành trít mạch.

– Dùng bay đưa 1 lượng keo trít mạch vào mạch cần trít và lau sạch phần trít mạch rơi ra ngoài bề mặt gạch.

– Khoảng 6 – 8 tiếng sau tiến hành chà ron mạch. Miết phẳng và tạo độ bóng cho mạch trít.

2.4. Bước 4: Làm sạch nền gạch lát nền

– Sau khoảng 24 – 36 tiếng khi mạch vữa đã khô cứng, tiến hành lau các vết bẩn của keo dán trên bề mặt gạch bằng các dụng cụ lau keo chít mạch, keo dán gạch chuyên dụng.

Vệ sinh sạch sẽ gạch sau khi lát
Vệ sinh sạch sẽ gạch sau khi lát

Hi vọng với một vài nguyên tắc lát gạch nền trên bạn đã có kiến thức cơ bản về nguyên tắc lát gạch nền trong quá trình thi công, xây dựng nhà. Bạn vẫn còn đang phân vân chưa biết chọn vật liệu gạch ốp lát thế nào để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho căn nhà mình, hãy cùng tham khảo hàng trăm mẫu gạch ốp lát đang làm mưa làm gió trên thị trường thời gian qua của H88ceramics tại đây.

XEM THÊM:

Một số câu hỏi thường gặp về gạch ốp lát

5 cách phân biệt gạch ceramic, gạch granite và gạch ốp lát porcelain

Gạch phủ công nghệ nano là gì?

Theo dõi fanpage của chúng tôi H88Ceramics để biết được những dòng sản phẩm mới và được ưa chuộng nhất.

Tổng kho gạch nhập khẩu tại Hoàng Mai Hà Nội:

Showroom H88 Ceramics: 126 Tam Trinh Hoàng Mai Hà Nội

Hotline: 0903.44.66.22 – 0901.16.46.22

 

Bài viết khác

0903446622 0903446622 H88 Ceramics